Sunday, February 21, 2010

XEM NHIE^.T DO^. VA` GIO*` QUO^'C TE^'

XEM NHIE^.T DO^. VA` GIO*` QUO^'C TE^'

ttp://www.jabo-net.com/heure.html

Wednesday, February 17, 2010

Xác chết 41 năm vẫn như người đang ngủ

Xác chết 41 năm vẫn như người đang ngủ - Thứ Hai, 14/12/2009 17:10

Thời gian gần đây, dư luận không những trong nước, mà cả thế giới đều rất quan tâm đến ông Lê Vân – người nhiều năm ôm hài cốt vợ ngủ.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ở An Giang cũng có một câu chuyện gần tương tự. Một người đã giữ xác anh trai của mình suốt 41 năm trời trong nhà để thờ cúng, tưởng nhớ, chứ nhất định không đem chôn.

Câu chuyện quanh xác chết này có rất nhiều tình tiết ly kỳ, vô cùng khó tin. Nhân chuyện ông Lê Vân ở Quảng Nam, tôi xin kể lại câu chuyện mà mình đã từng mắt thấy, tai nghe, tay sờ… về một người 41 năm canh xác em trai trong nhà.

Mấy năm trước, khi tôi và nhà báo Văn Đức (Báo Công an Nhân dân thường trú ở Cần Thơ) lang thang ở cửa khẩu Khánh Bình (An Phú, An Giang) để tìm đường sang Campuchia, đã vô tình nghe được câu chuyện kinh dị về một xác chết được đặt trong ngôi nhà cổ mấy chục năm không phân hủy. Câu chuyện này được kể ra từ đám người chuyên sang Campuchia cá độ chọi gà.

Câu chuyện quá lạ lùng, kinh dị khiến chúng tôi bỏ cuộc sang nước bạn Campuchia để đi tìm căn nhà đó.
Thông tin nắm được chỉ là ở huyện Phú Tân, còn xã nào, ấp nào, thì người cung cấp thông tin không nhớ.
Ngó trên bản đồ, thấy huyện Phú Tân rộng tới hơn 314km2, gồm 2 thị trấn và 16 xã, chúng tôi chợt nản, vì không biết bắt đầu tìm từ đâu.

Ghé qua các cơ quan hành chính của huyện hỏi, ai cũng ngạc nhiên và không tin trên đời (chưa nói huyện mình) lại có một chuyện kinh dị, kỳ lạ đến thế.

Chẳng còn cách nào khác là đến từng xã để hỏi. Cuộc tìm kiếm xác chết mấy chục năm không phân hủy trong câu chuyện tào lao của đám cá độ chọi gà chẳng khác nào người đi câu vác cần ra biển mong gặp được cá lớn.
Sau hai ngày ròng rã dò hỏi, đi hết mấy trăm km đường đất đỏ bụi mù, xuyên qua không biết bao nhiêu làng ấp, chúng tôi cũng nắm được một thông tin mong manh của anh lái đò trên sông Tiền: “Tôi cũng có nghe chuyện này, nhưng chưa tận mắt. Hình như ở xã Phú Thạnh”.

Tiếp tục vòng vèo hết 30km đường đất, chúng tôi mới tìm được xã Phú Thạnh, nằm bên sông Tiền Giang. Ở đây, ai cũng biết chuyện về xác chết kỳ lạ này. Xác chết được cất giữ trong một ngôi nhà cổ ở ấp Phú Lộc.

Hỏi nhà ông Đinh Trí, ai cũng biết rất rõ. Ông Trí không nổi tiếng vì giàu có, chơi sang, mà nổi tiếng vì ông sở hữu một ngôi nhà cổ tuyệt đẹp do tổ tiên để lại, và đặc biệt, trong ngôi nhà cổ đó, có xác người anh trai của ông đã chết cách nay 41 năm.

Ngôi nhà được làm toàn bằng gỗ quý đã lên màu đen bóng, rộng tới hơn trăm mét vuông, tọa lạc giữa vùng sông nước. Theo người dân quanh vùng, ngôi nhà này đã có ngót 130 năm tuổi. Phải là một phú gia thời phong kiến mới được ở trong một ngôi nhà lớn như thế. Ngôi nhà này hiện tại do ông Đinh Trí cai quản.

Chúng tôi bước vào nhà, gia chủ là ông Trí tiếp đón không mặn mà lắm. Đó là thái độ của một người suốt ngày phải tiếp những kẻ tò mò, rất mất thời gian mà không mang lại lợi ích gì.

Khi chúng tôi giới thiệu là nhà báo, ông lại càng lạnh nhạt hơn. Ông Trí kêu khổ: “Mấy chục năm nay, tôi toàn phải đóng cửa ra đồng làm việc, hoặc trốn qua hàng xóm chơi, chứ ở nhà thì chỉ mất thời gian tiếp khách. Khó chịu nhất là những người mê vé số, đề đóm, cờ bạc. Họ van nài xin tôi mở cửa phòng cho vào thắp nhang khấn vái anh tôi để xin trúng số, thắng cờ bạc. Lại có người đến ngồi bên quan tài anh tôi khóc lóc, gọi anh tôi là Thánh, rồi nhờ Thánh hại chết người đàn bà cướp chồng của chị ta. Người ta đem đủ chuyện hỷ nộ ái ố đến "hành" anh tôi khiến tôi rất đau lòng…”.

Sau ngót giờ đồng hồ ngồi nghe ông Trí kể khổ, giường như đã trút được nỗi lòng, người đàn ông đậm chất Nam Bộ này bỗng cởi lòng hơn. Ông mong muốn tôi chuyển lời ông đến các nhà khoa học đầu ngành ngoài Hà Nội hãy vào An Giang một chuyến để nghiên cứu, tìm hiểu và lý giải giúp gia đình, dòng họ ông vì sao xác anh trai ông lại không phân hủy được dù đã chết tới mấy chục năm rồi.

Ông Trí dẫn chúng tôi vào gian trong ngôi nhà cổ, trèo lên gác xép. Theo lời ông Trí, từ ngày anh trai ông mất, cha ông đã biến chỗ ngủ của anh em ông thành gian thờ và nơi để xác anh trai ông. Ban thờ cổ bằng gỗ có khắc chữ Hán được bài trí khá giản dị với một bát nhang. Phía trên ban thờ treo ảnh Bồ Tát.

Ngay dưới nền gác xép là một chiếc áo quan kê trên hai chiếc ghế băng. Áo quan được làm bằng gỗ tốt, chưa hề mối mọt, quét sơn ta nên trông còn rất mới. Mặt trên áo quan ốp kính trong suốt. Tôi tiến lại gần, chợt rùng mình khi thấy một xác người nằm bất động bên trong, thanh thản như đang ngủ…

Sau phút rùng mình sợ hãi theo phản xạ tự nhiên, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy xác chết đã mấy chục năm mà vẫn còn nguyên vẹn các bộ phận, từ tai, mũi, miệng…

Xác chết mấy chục năm không phân hủy được đặt trong chiếc quan tài sơn đỏ cất giữ trên gác căn nhà cổ mà ông Đinh Trí đang ở là người anh ruột tài hoa nhưng xấu số của ông Trí, tên là Đinh Hạo.

Tôi và nhà báo Văn Đức thắp nén nhang trên bàn thờ rồi tiến lại phía quan tài đặt giữa nhà. Sau phút rùng mình sợ hãi theo phản xạ tự nhiên, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy xác chết đã mấy chục năm mà vẫn còn nguyên vẹn các bộ phận, từ tai, mũi, miệng…

Mặc dù xác ông Hạo đã khô quắt lại, nhưng làn da vẫn giữ được màu nguyên bản, đôi mắt khép hờ như người đang ngủ, rất thanh thản.

Đặc biệt là những ngón tay, ngón chân của ông Hạo vẫn còn nguyên vẹn, chỉ teo đi như người gầy, chứ không hề biến dạng. Riêng mái tóc thì vẫn giữ được màu đen bóng, không có khác gì với mái tóc của một người đang sống. Điều này thực sự kỳ lạ, khi mà người đàn ông nằm trong quan tài này đã từ giã cõi đời cách nay đến 41 năm.

Sau một thời gian quan sát kỹ lưỡng xác ông Hạo, chúng tôi và ông Đinh Trí ngồi ngay cạnh quan tài, dưới chân bàn thờ trò chuyện.

Cha ông Trí là cụ Đinh Bửu. Cụ Bửu là con một phú gia miệt vườn, nhưng cụ lại ham học hành, rồi thành nhà nho, thích cảnh sống thanh bình nên làm nghề dạy học.

Vợ chồng cụ Bửu sinh được 4 người con, 2 trai và 2 gái. Ông Đinh Hạo là con thứ 3, sinh năm 1951, ông Trí là con út, sau ông Hạo và kém 2 tuổi.

Trong số 4 chị em, Hạo là người giống cha cả về hình thức, tính cách lẫn tài năng, do đó, được cha cưng chiều, dạy dỗ chu đáo. Tấm hình chụp chân dung cậu bé Hạo hồi nhỏ, với vầng trán cao, đôi mắt sáng rất khôi ngô, tuấn tú.
Cậu bé Hạo bộc lộ tài năng thơ phú từ khi còn rất nhỏ. Năm lên 6 tuổi, Hạo đã làm rất nhiều thơ tặng bàn bè, người thân, làng xóm. Mỗi khi các thầy đồ trà nước đàm đạo ở nhà ông Bửu, ông Bửu lại vời con đến đọc thơ cho các nhà nho nghe.

Nhiều người nghe xong, tỏ ý nghi ngờ, không tin đó là những bài thơ do một cậu bé để tóc ba chỏm sáng tác. Những bài thơ Hạo sáng tác đều có ý tứ, vần điệu và đúng niêm luật. Ông Bửu rất tự hào về cậu con trai và trông mong một ngày Hạo thành nhân tài.

Nỗi đau chợt ập xuống ngôi nhà cổ kính rêu phong của ông thầy đồ Đinh Bửu, khi người con trai yêu quý của ông mắc phải một căn bệnh rất lạ lùng. Năm ấy Hạo lên 10 tuổi, cơ thể cứ mỗi ngày lại gầy teo tóp vì có khi cả tuần không ăn, không ngủ được.

Có bệnh thì vái tứ phương, ông Bửu đưa con đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi chữa trị. Ông đưa con lên tận Sài Gòn, vào các bệnh viện hiện đại nhất để khám bệnh, song các bác sĩ Tây phương đều lắc đầu vì không chuẩn đoán được cậu bé Hạo mắc bệnh gì. Các bác sĩ Trung Quốc sau khi bắt mạch, cũng thở dài vì chưa gặp căn bệnh lạ này bao giờ.

Năm 14 tuổi, dù đôi mắt Hạo vẫn đen nháy như những cậu bé khác, song lại không nhìn thấy gì. Mọi thứ trước mắt cứ mờ dần, rồi bỗng dưng tối om.
Đau buồn vì bệnh tật con trai vô phương cứu chữa, ông Bửu nghe lời thầy cúng, nên đỉnh núi Sam ở vùng Châu Đốc, quỳ lạy mấy ngày cầu xin ông Trời cho con trai được sống.

Nhưng ông Trời cũng không giúp được gì. Bệnh của Hạo mỗi ngày lại nặng thêm, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Cha mẹ nhìn cậu con trai đẹp như thiên thần ngày nào, giờ như người có xác không hồn mà lòng đau quặn thắt. Ông Trí vẫn nhớ như in hình ảnh cha mẹ ông đêm đêm ngồi khóc dưới ánh trăng buồn.

Vào ngày 19/12/1968 âm lịch, ông Hạo trút hơi thở cuối cùng. Ông Trí kể: “Trước khi mất, anh tôi còn mỉm cười với mọi người và động viên mọi người không nên quá đau buồn. Anh tôi nhắm mắt rồi đi rất thanh thản”.

Ông Hạo ra đi sau 7 năm mắc bệnh lạ, khi mới 17 tuổi. Tổ chức tang lễ xong, gia đình an táng ông Hạo ở mảnh ruộng ngay chái nhà.

Chuyện kỳ lạ về xác chết biết uống nước

Mang câu chuyện bí ẩn về xác chết 41 năm không phân hủy của ông Đinh Hạo đến gặp nhà nhân chủng học, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, ông Cường cho biết, ông chưa từng nghe có một xác chết kỳ lạ như thế.

Theo ông Cường, ở nước ta, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, có mấy hình thức táng gồm địa táng, hỏa táng, táng treo, dã táng, lộ thiên táng và thiền táng. Còn hiện tượng như ông Hạo mà tôi kể thì PGS Nguyễn Lân Cường cũng không rõ kiểu táng gì. Để có được câu trả lời về xác khô kỳ lạ của ông Hạo, thì các nhà khoa học phải vào tận nơi, tiến hành các phương pháp nghiên cứu.

Có thể nói, hiện tượng xác chết 41 năm không phân hủy ở An Giang là một hiện tượng kỳ lạ không những đối với nước ta mà còn với cả thế giới. Đây có lẽ là một thông tin hấp dẫn đối với các nhà khoa học đam mê khám phá những hiện tượng kỳ lạ của cuộc sống.

Ngoài ra, Đoàn bác sỹ 5 người của chế độ Sài Gòn, trong đó, có một bác sỹ chuyên khoa đầu ngành khám nghiệm tử thi của Mỹ đã không đưa ra được kết quả gì khi nghiên cứu xác ông Hạo.

4 tháng sau, lại có một đoàn bác sỹ khác, hầu hết là các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia nước ngoài đến tiếp tục nghiên cứu xác ông Hạo.

Các nhà nghiên cứu đã thử dùng kim chích vào đầu ngón tay ông Hạo và thấy máu tươi vẫn chảy ra. Điều này khiến họ rất ngạc nhiên và khẳng định chưa bao giờ gặp một xác chết kỳ lạ đến vậy.

Thế nhưng, cũng như lần trước, các nhà khoa học vẫn không đưa ra được lời giải đáp. Họ chỉ có thể đặt tên cho hiện tượng này bằng hai từ “xác rũ”, có nghĩa là chết khô từ từ. Cũng từ đó, người dân quanh ấp gọi xác ông Hạo là “xác rũ”. Đó cũng là lần nghiên cứu cuối cùng của các nhà khoa học. Sau đó, chiến tranh loạn lạc, nên không thấy có nhà khoa học nào về nghiên cứu xác ông Hạo nữa.

Theo lời ông Trí, việc quật xác anh trai ông được tiến hành vào những ngày trời nóng nực khủng khiếp, lạ lùng là xác ông Hạo không hề có mùi tanh hôi, ruồi muỗi không bu vào. Suốt cả tháng trời để xác trong nhà, song xác ông Hạo vẫn mềm mại, trông như người đang ngủ.

Nghe lời một người trong ấp, ông Bửu pha một ly café thật đặc, rồi đổ vào miệng, thấy trôi hết vào bụng.

Người anh họ của ông Hạo đã thử xem phản ứng của xác chết với nước thế nào bằng cách múc mấy ca nước đổ vào miệng. Tuy nhiên, đổ mấy lít liền, nước vẫn mất hút. Ấn vào bụng ông Hạo, thấy nước bùng nhùng đầy bụng. Thế nhưng, lượng nước đó không tiết ra ngoài, không làm hư xác. Vài ngày sau, lượng nước trong bụng cũng bốc hơi hết.

Thương con quá, ông Bửu đi khắp nơi mời thầy thuốc đến xem xét xác con để tìm cách làm ông Hạo sống dậy. Thế nhưng, các thầy đều lắc đầu chào thua.

Không cứu được con, nhưng mong ngày nào cũng được nhìn thấy con, ông Bửu đã thuê người đóng một chiếc áo quan bằng gỗ tốt, rồi đặt xác con vào. Mặt trên quan tài dán một tấm kính dày, chắc chắn để mọi người đều nhìn thấy ông Hạo.

Bên hông chiếc áo quan, ông Bửu đục mấy lỗ để không khí lưu thông, với mong muốn, nhỡ ra ông Hạo sống dậy thì có không khí mà thở!

Xác chết kỳ lạ này vẫn chưa có lời giải.

Ngày nào cũng như ngày nào, từ sáng sớm, ông Bửu đã dậy lau chùi chiếc áo quan, thắp nhang cho căn phòng chứa xác con trai ấm cúng.

Năm 1994, ông Bửu qua đời vì tuổi cao sức yếu. Trước khi nhắm mắt, ông giao nhiệm vụ cai quản ngôi nhà cổ quý giá cho ông Trí và giao luôn nhiệm vụ chăm sóc “xác rũ” người anh trai.

Thời gian ông Hạo chết đã trải qua mấy chục năm. Xác chết mất dần lượng nước nên khô đét lại.
Ông Trí khẳng định: “Tôi và gia đình tôi không hề dùng bất cứ loại thuốc ướp xác nào. Mấy chục năm trước anh tôi chết thế nào, thì giờ vẫn vậy, không có ai đụng vào”.

Nhìn xác chết của ông Hạo, tôi chợt liên tưởng đến những xác ướp thời Ai Cập cổ đại vẫn tồn tại đến ngày nay, dù đã trải qua thời gian hàng ngàn năm.

Tuy nhiên, để ướp được xác, họ phải lấy óc và lục phủ ngũ tạng, rồi dùng rất nhiều loại hóa chất, hương liệu có tác dụng tiệt trùng mới bảo quản được xác lâu dài.

Với các vị thiền sư có những khả năng bí truyền như thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường (chùa Đậu), thiền sư Chuyết Chuyết (chùa Phật Tích) và thiền sư Như Trí (chùa Tiêu Sơn) tồn tại xá lị từ vài trăm năm nay, dù còn nhiều bí ẩn, song cũng có thể lý giải một phần do rèn luyện thân thể theo các phương pháp của Phật giáo. Thế nhưng, hiện tượng “xác rũ” của ông Hạo thì cực kỳ khó lý giải, vì ông Hạo không hề được ướp xác theo bất cứ phương pháp khoa học hay tu thiền nào.

VTC

http://congannghean.vn/Xac_chet_41_nam_khong_phan_huy__Chua_tung_gap-details.aspx

http://www.tinparis.net/vn_index.html