Saturday, November 28, 2009

Đào được kho tàng trị giá $5.4 triệu ở Anh


Đào được kho tàng trị giá $5.4 triệu ở Anh
Thursday, November 26, 2009 Bookmark and Share
Hoard_1.jpg

Hoard.jpg

LONDON (AP) – Viện Bảo tàng Anh quốc hôm Thứ Năm định giá số cổ vật đào được ở Staffordshire miền trung nước Anh là 3.285 triệu bảng (US $4.4 triệu). Đây là kho tàng lớn nhất tìm thấy ở Anh từ trước đến nay.

Ông Terry Herbert (hình bên), ở Burntwood, Staffordshire, cựu công nhân đóng quan tài, từ 18 năm là chuyên gia tài tử về truy tầm đồ kim khí thuộc hội tìm kiếm cổ vật, đã đào được kho tàng này trong thửa đất của một người bạn.

Tất cả tìm thấy 1,500 đơn vị cổ vật, phần lớn là những món trang trí cho gươm hay mũ sắt, bằng vàng, bạc và đồ sứ. Tổng cộng có khoảng 5 kg vàng và 2.5 kg bạc.

Khám phá này thu hút sự quan tâm đặc biệt của các sử gia và nhà khảo cổ. Theo dự đoán kho tàng này đã được chôn dấu khoảng 1,300 năm, giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Vào thời đại ấy nước Anh chưa thành một vương quốc thống nhất, dân Anglo-Saxons có nhiều vị vua và lãnh chúa. Chưa rõ những cổ vật tìm thấy là của ông vua hay lãnh chúa nào.

Theo luật ở Anh, những cổ vật đã được cất dấu trên 300 năm thuộc về hoàng gia. Người tìm thấy phải báo cáo trong vòng 2 tuần lễ, nếu không có thể bị tù tới 3 tháng và trả tiền phạt vạ. Các viện bảo tàng được ưu tiên mua lại tính theo thời giá, nếu không chủ đất hay người tìm thấy được quyền giữ những món đồ này.

Hiện nay có hai bảo tàng viện đã dự tính mua kho tàng này vì là những cổ vật rất có giá trị lịch sử. Ông Herbert và người chủ đất sẽ chia đôi số tiền bán. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=104736&z=75

Sunday, October 4, 2009

Tìm thấy nhiều ổ trứng khủng long ở Ấn Độ


Tìm thấy nhiều ổ trứng khủng long ở Ấn Độ
Saturday, October 03, 2009 Bookmark and Share
medium_NVHN-091003-EGGS.jpg

Một quả trứng trong cả trăm trứng khủng long hóa thạch vừa được tìm thấy ở Ấn Độ. (Hình: National Geographic)

CHENNAI, Ấn Độ (NV) - Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một đống trứng khủng long đã hóa thạch được biết lâu khoảng 66 triệu năm, tại một làng ở phía Nam tiểu bang Tamil Nadu.

Theo tường thuật của nhật báo The Hindu, ông M. Ramkumar, một nhà địa chất thuộc trường Periyar University, người làm trưởng toán tìm kiếm phát biểu hôm Thứ Năm, “Chúng tôi tìm thấy hết lớp này đến lớp khác, nào là trứng, nào là xương cốt, mà mỗi đống có khoảng tám trứng.”

Những quả trứng có đường kính khoảng 15 cm nằm trong những ổ cát rộng khoảng 1.2 mét, được tìm thấy trong một cuộc khảo sát do các viện khoa học của Đức và Ấn tài trợ.

Hans-Dieter Sues, nhà cổ sinh vật học nhận xét với tập san National Geographic News qua e-mail sau khi xem hình chụp về sự khám phá, “Chúng đều là trứng có hình cầu mà các nhà khảo cứu thường cho là do giống khủng long sauropod đẻ.” Sauropod là giống khủng long xuất hiện trong thời kỳ Jurassic và Cretaceous, chúng chỉ ăn cây cỏ và lớn như thổi. Thân hình to tròn với hai chân sau lớn, cổ thuôn dài và đầu nhỏ, đuôi cũng rất dài. Loại khủng long này được coi là sinh vật lớn nhất từng hiện hữu trên trái đất.

Ông Sues là phụ tá giám đốc phòng khảo cứu và sưu tầm ở Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Quốc Gia ở Washington D.C. Ông cho hay thêm rằng những quả trứng này được đẻ vào thời kỳ Cretaceous, trong khoảng thời gian 144 đến 66 triệu năm về trước, bởi loài khủng long dài từ 12 đến 27 mét.

Các đống trứng bị chôn vùi dưới lớp tro núi lửa nằm ở bình nguyên Deccan, mà theo các nhà địa chất thì các trận hỏa sơn phun lửa có thể là nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt chủng.

Địa điểm đẻ trứng được tìm thấy dọc theo bờ và dưới đáy lưu vực sông Cauvery, tại đây người ta phát hiện được trứng, phân và xương cốt khủng long đã hóa thạch.

Anbarasu, một thành viên khác của toán khảo cứu nói, “Hiện tượng một số lượng lớn trứng nằm dưới nhiều lớp đá trầm tích khác nhau, cho thấy rằng khủng long vẫn thường xuyên lui tới một chỗ để đẻ trứng.”

Ngoài trứng ra, người ta còn tìm thấy nhiều dấu chân khủng long.

Trứng khủng long đã từng được tìm thấy ở hằng trăm địa điểm trên thế giới, ông Sue nói, và “còn hằng ngàn trứng như thế thuộc cuối thời kỳ Cretaceous cũng đã được tìm thấy ở miền Trung Ấn.” Ông tiếp, “Trong khi khám phá này chẳng có gì là bất thường hay bất ngờ cả, nhưng quả là một khám phá khá thú vị.”

Các nhà khảo cứu đã yêu cầu chính quyền địa phương cô lập khu đào xới lại để không bị cướp phá như đã xảy ra trước đây ở miền Bắc Ấn. (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=102185&z=5

Phát giác khoa học gây chấn động: tổ tiên loài người sống lâu hơn Lucy đến 1 triệu năm


Phát giác khoa học gây chấn động: tổ tiên loài người sống lâu hơn Lucy đến 1 triệu năm
Oct 04, 2009

Photo courtesy: Reuters
Photo courtesy: Reuters

Cali Today News - Trước đây giới khoa học vẫn xem Lucy, tên của một nữ hầu nhân thuộc loài Australopithecus là tổ tiên xa xăm nhất của nhân loại, sống cách đây khoảng 3.4 triệu năm.

Nhưng Ardi, tên của hầu nhân cao 4 feet, nặng 110 cân sống ở Ethiopia, Châu Phi, còn cổ xưa hơn, đến 4,4 triệu năm. Khám phá này làm đảo lộn quan niệm của khoa học về sự tiến hóa của con người.

Khám phá mới cho thấy con người hiện đại và loài hắc tinh tinh đã có chung một tổ tiên với nhau, nhưng sau đó đã tiến hóa theo hai nhánh riêng đến ngày hôm nay.

Có thể con người và hắc tinh tinh đã có tổ tiên chung như thế sống cách đây 6 hay 7 triệu năm, theo Tim White, giám đốc trung tâm Human Evolution Research Center của California.

Ardi không có những nét chung của loài linh trưởng châu Phi hiện nay, điều này chứng tỏ các loài linh trưởng đã tiến hóa khá nhiều từ khi tách ra khỏi nhánh cây tổ tiên chung với con người.

Những mảnh xương hóa thạch của Ardi được tìm thấy lần đầu từ năm 1994, cho thấy Ardi sống trong khu rừng rậm, có thể trèo cây bằng tứ chi, nhưng khi xuống đất nó có thể đứng thẳng và đi bằng 2 chân.

David Pilbeam, nhà cổ sinh vật của Nhà Bảo Tàng Peabody Museum của Havard nói: “Đây là một trong các phát giác quan trọng nhất của sự tiến hóa của con người. Hoá thạch khá toàn vẹn, cho thấy đây là tổ tiên của giòng Homo có chứa con người sau này”.

Hàm răng trên của Ardi khá giống con người, chứ không giống các loài linh trưởng hiện nay. Nó sống ở vùng Afar Rift của Ethiopia, khi đó có nhiều rừng rậm. Có hóa thạch của 20 loài chim và 20 loài thú hữu nhủ nhỏ cũng được tìm thấy tại đây.
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=f7758a97093ab7b4e014bc11f63c6464

Saturday, January 31, 2009

Gặp Chiếc Rìu Tiền Sử 1.8 Triệu Năm, Xưa Kỷ Lục

Gặp Chiếc Rìu Tiền Sử 1.8 Triệu Năm, Xưa Kỷ Lục Việt Báo Thứ Bảy, 1/31/2009, 12:00:00 AM
mã lai: Gặp Chiếc Rìu Tiền Sử 1.8 Triệu Năm, xưa kỷ lục
KUALA LUM PUR - Các nhà khảo cổ Malaysia đã khai quật 1 buá rìu bằng đá thời tiền sử, tuổi ước lượng 1.8 triệu năm, là cổ nhất từ trươc tới nay.
Giám đốc khảo cổ của trường đại học Malaysia, ông Mokhtar Saidin, hôm Thứ Sáu loan báo 7 buá rìu và 1 số dụng cụ đuợc tìm thấy hồi Tháng 6 ở tỉnh bang Perak, miền bắc Malaysia.
Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm Tokyo cho hay tuổi của số vật dụng bằng đá này là 1.83 triệu năm.
Búa rìu nhiều tuổi nhất trước đây là 1.6 triệu năm đuợc khám phá ở châu Phi. Các khám phá trước gợi ý có loài người trong vùng đông nam Á từ 1.9 triệu năm, nhưng phỏng đoán này bị tranh cãi, theo lời giám đốc trung tâm khảo cổ quốc gia Indonesia.
Giám đốc Moktar cũng báo tin không chắc tìm đuợc di cốt của người tiền sử vì khí hậu ẩm và nóng tại Malaysia dễ làm phân hủy xương người.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=3&nid=140257