Saturday, March 19, 2011

CUỘC SĂN TÌM VÀNG TRẮNG LITHIUM TRÊN THẾ GIỚI

CUỘC SĂN TÌM VÀNG TRẮNG LITHIUM TRÊN THẾ GIỚI

Trong dãy núi Andes, những hồ nước mặn rộng mênh mông chứa đựng trữ lượng lithium quan trọng của thế giới. Dạng kim loại này cần thiết cho kỹ nghệ ôtô điện trong tương lai. Marcelo Romero, Giám đốc nhà máy của Ủy ban Quặng mỏ Bolivia (Comibol), chỉ tay về lớp vỏ muối trắng xóa trải dài ngút mắt và nói: "Dưới chân bạn là một kho tàng có một không hai trên thế giới. Đó là mỏ lithium lớn nhất được biết đến hiện nay!".



Đằng sau Marcelo Romero là máy bơm khổng lồ hút từ dưới lòng đất sâu lên thứ chất lỏng màu xám rồi trút vào một bể lọc to tướng. Romero nói tiếp: "Thứ nước muối này chứa nhiều quặng có giá trị, trong đó lithium được thu bằng cách cho bốc hơi trong bể này. Bắt đầu từ cuối năm 2011, chúng tôi sẽ sản xuất trong nhà máy thử nghiệm này những mẻ lithium đầu tiên".

Chúng ta đang ở độ cao 3.700m trong dãy Andes, trên hồ nước mặn Uyuni rộng 10.000m2 và được coi là lớn nhất thế giới. So với những hồ nước mặn khác ở Bolivia, hồ Uyuni chứa 100 triệu tấn lithium - tức 70% trữ lượng thế giới, hòa tan trong nước muối nằm dưới lớp vỏ muối. Mỏ của Uyuni đúng là của trời cho đối với Bolivia, quốc gia nhỏ bé ở miền trung Nam Mỹ có GDP thấp hơn Pháp 20 lần.

Lithium, kim loại nhẹ phản chiếu ánh bạc, vô cùng cần thiết cho sự phồn vinh của các quốc gia phát triển. Sau khi được chuyển thành lithium carbonate, nó được sử dụng trong pin điện, gọi là lithium-ion, trang bị cho các thiết bị điện tử của chúng ta như máy vi tính, điện thoại di động,... Thị trường hiện nay: 1,5 tỉ thiết bị trên thế giới!

Hơn thế nữa: lithium - với tiềm lực năng lượng mạnh - cũng được sử dụng trong công nghiệp chế tạo ôtô điện và là giải pháp tối ưu cho loại xe này. Người ta dự đoán đến năm 2030, số lượng ôtô điện sẽ vượt hẳn những ôtô sử dụng động cơ nhiệt. Trung Quốc tính toán đến năm 2020, nước họ sẽ sản xuất mỗi năm 1 triệu ôtô điện, đồng thời sẽ cho xây dựng 10 triệu bãi đậu xe được lắp đặt hệ thống nạp điện cho những bình điện lithium.



Trong năm nay nhà công nghiệp Pháp Vincent Bolloré sẽ đầu tư vào một nhà máy sản xuất bình điện sử dụng lithium với mục tiêu là 20.000 bình điện/năm. Do đó nhu cầu đối với lithium sẽ bùng nổ trong những năm sắp tới, và 1 tấn lithium carbonate sẽ có giá 5.000 đôla so với chưa đầy 1.000 đôla cách đây 5 năm. Đó là lý do mà từ nhiều năm nay, các nhà công nghiệp luôn để ý đến những quốc gia sở hữu nguồn kim loại nhẹ quý giá này, nhất là Bolivia.

Hiện nay hai tập đoàn Bolloré của Pháp và Mitsubishi của Nhật Bản đang thương lượng hợp tác với Bolivia khai thác lithium ở Uyuni. Về phía mình, chính quyền Bolivia không do dự đầu tư 17 triệu đôla xây dựng nhà máy thử nghiệm ở Uyuni với mục tiêu từ cuối năm 2011 trở đi sẽ sản xuất hàng tháng 40 tấn lithium carbonate.

Trong giai đoạn thứ 2, dự tính vào năm 2014, số tiền đầu tư sẽ lên đến gần 500 triệu đôla để đạt sản lượng 30.000 tấn/năm. Có lẽ đến lúc đó, Bolivia mới đồng ý cho những nhà đầu tư nước ngoài nhập cuộc, nhưng với quan điểm rõ ràng: "Chúng tôi cần những đối tác, chứ không cần những ông chủ!". Nhật Bản có lẽ là quốc gia có bước đi trước đáng kể bởi vì Tổng thống Morales đang tìm kiếm sự hỗ trợ với những hứa hẹn đầu tư 250 triệu đôla từ nước này. Tuy nhiên, người ta cũng có lý do để lo ngại về sự cân bằng hệ sinh thái mỏng manh của hồ nước mặn, nơi hàng năm thu hút 60.000 du khách tìm đến để chiêm ngưỡng hai giống chim hồng hạc địa phương.

Không chỉ có Bolivia đang háo hức với "vàng trắng" lithium, mà Chile cũng là quốc gia khai thác mạnh kim loại quý giá này. Chiếm 40% thị trường thế giới, Chile hiện là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về lithium. Chắc chắn, trong tam giác vàng lithium - bao gồm

Argentina, Chile và Bolivia - sự đổ xô tìm vàng trắng của dãy Andes chỉ mới bắt đầu

AN DI

http://tapchingonluan.de/index.php?option=com_content&view=article&id=1063:k-ngh-i-sng&catid=38:khoahoc-kythuat&Itemid=63

Tuesday, June 15, 2010

Hoa Kỳ tìm thấy trữ lượng quý kim khổng lồ tại Afghanistan

Hoa Kỳ tìm thấy trữ lượng quý kim khổng lồ tại Afghanistan
Monday, June 14, 2010 Bookmark and Share



KABUL, Afghanistan (AP) – Các nhà địa chất học Hoa Kỳ vừa khám phá các mỏ quý kim khổng lồ ở Afghanistan, có thể trị giá tới $1 ngàn tỉ, theo phát ngôn viên của tổng thống Hamid Karzai cho hay hôm thứ Hai.

Ông Waheed Omar cho báo chí hay cơ quan Đo Đạc Địa Chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey U.S.G.S.) tìm ra số tài nguyên này theo một hợp đồng thăm dò ký kết với chính phủ Afghanistan.


“Kết quả của cuộc thăm dò... cho thấy Afghanistan có trữ lượng hầm mỏ trị giá tới $1 ngàn tỉ,” ông Omar cho hay. “Đây chưa phải là trị giá tổng cộng của tất cả hầm mỏ ở Afghanistan. Những gì tìm thấy trong đợt thăm dò này trị giá $1 ngàn tỉ.”



Tỉnh Ghazni có vẻ nghèo nàn trơ trụi nhưng một cuộc nghiên cứu của Ngũ Giác Đài
cho thấy đây có thể là một trong những nơi có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới.
(Hình: Tyler Hicks/The New York Times)




Ông Omar từ chối không cho biết chi tiết, yêu cầu các nhà báo liên lạc với Bộ Hầm Mỏ. Một viên chức nơi đây từ chối không cho biết chi tiết, nói rằng sẽ có cuộc họp báo trong tuần về việc này.


Một bản báo cáo năm 2007 của USGS cho hay phần lớn các dữ kiện về hầm mỏ ở Afghanistan được thu thập từ đầu thập niên 50 đến năm 1985 nhưng phần lớn được các khoa học gia Afghanistan dấu kín và bảo vệ “trong cuộc chiến triền miên kéo dài hai thập niên sau đó.”

Tờ New York Times loan báo con số $1 ngàn tỉ này trong số báo ra ngày thứ Hai và trích thuật lời phát biểu của các giới chức cao cấp Hoa Kỳ nói rằng nguồn tài nguyên chưa khai thác ở Afhganistan nhiều hơn tất cả những gì được ước lượng trước đó và có thể đủ để thay đổi nền kinh tế Afghanistan và có lẽ tài trợ cho cuộc chiến hiện nay.


Trong số các hầm mỏ được giới khoa học gia Hoa Kỳ khám phá ở Afghanistan có mỏ sắt, mỏ đồng, cobalt, vàng và các quý kim khác dùng trong kỹ nghệ hiện nay như lithium. Tờ Times nói rằng giới chức Ngũ Giác Đài cho hay Afghanistan có thể trở thành “một quốc gia Saudi Arabia của lithium,” một nguyên liệu cần thiết để chế tạo “pin” (battery) dùng trong điện thoại di động và máy điện toán xách tay.


Từ nhiều thập niên, các nhà địa chất học biết được là Afghanistan có nguồn tài nguyên hầm mỏ rất dồi dào, kể cả đồng, vàng và cobalt. Nhưng nguồn tài nguyên này chưa hề được khai thác đúng mức vì mấy thập niên chiến tranh và hệ thống hạ tầng cơ sở yếu kém. Tờ Times nói rằng các mỏ lithium lớn được tìm thấy ở tỉnh Ghazni, nơi phía Taliban coi như kiểm soát phần lớn.


Trong chuyến viếng thăm Washington hồi tháng qua, tổng thống Karzai cho rằng nguồn trữ lượng hầm mỏ hiện chưa khai thác ở quốc gia ông có thể lên đến $3 ngàn tỉ.


Trữ lượng này “là một cơ hội lớn lao,” ông Karzai nói trong cuộc họp với ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton hôm 13 tháng Năm.


Phát ngôn viên tổng thống Karzai, ông Omar, nói rằng “đây là một tin tức rất quan trọng cho tất cả người dân Afghanistan và chúng tôi hy vọng sẽ đưa mọi người đến với nhau trong mục đích có lợi chung.”


Cho đến nay, các mỏ lớn nhất tìm thấy là mỏ sắt và đồng, nhưng cũng thấy các mỏ niobium, kim loại dùng trong việc sản xuất loại thép có sức chịu đựng rất cao, cũng như các qúy kim khác và vàng trong vùng Pashtun ở phía nam Afghanistan. Nhiều khu vực này hiện không có an ninh để khai thác vì hoạt động của Taliban.


Ông Charles Kernot, một phân tích gia hầm mỏ của công ty tài chánh Evolution Securities Ltd. tại London, nói rằng thường mất từ ba đến năm năm để thiết lập và khởi sự khai thác mỏ lithium.


Tuy nhiên ông Kernot cũng cho hay có trữ lượng lớn không có nghĩa là đương nhiên kiếm được nhiều tiền—vì sự cạnh tranh của các quốc gia khác cũng như sự thay đổi thường xuyên của thị trường.


“Bolivia có thể mở rộng khả năng khai thác mỏ lithium của mình trong vài năm tới, do đó có thể xảy ra việc sản xuất quá lố nếu các nhu cầu của xe chạy điện không nhiều như dự trù,” ông Kernot nói. (V.Giang)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114359&z=5

Thursday, May 20, 2010

Không bơi mà nổi hàng giờ...trên nước


Không bơi mà nổi hàng giờ...trên nước
Wednesday, May 19, 2010 Bookmark and Share




CÀ MAU (TH) - Một người đàn ông, không bơi lội, vận dụng chân tay gì cả, mà thân thể vẫn nổi trên sông, một hiện tượng khác thường.

Theo báo điện tử VNExpress hôm Thứ Hai, những ngày qua, người hiếu kỳ đã lũ lượt kéo đến ấp Tân Thới B, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau để nhìn tận mắt một ông tên Hứa Hoàng Cương (47 tuổi) “nằm hàng giờ trên mặt nước, thậm chí còn hát vọng cổ.” Tờ báo thuật theo lời của ông Cương, “khoảng hơn một tháng trước, sau khi đi làm đồng về, ông nhảy xuống sông tắm rửa. Khi đó, một chiếc ca nô chạy qua, sóng lớn đã cuốn ông trôi ra gần giữa sông, nhưng ông thấy lạ là người cứ nổi bồng bềnh trên mặt nước như khúc gỗ khô. Quá bất ngờ, ông quyết định tự “kiểm chứng” khả năng kỳ lạ này bằng cách nằm bất động trên mặt nước rồi thả trôi theo dòng chảy trên sông đi xa hàng km, với thời gian hàng giờ đồng hồ.” Nguồn tin nói sau lần đó, mỗi lần làm về, khi xuống sông tắm ông Cương đều thử đi thử lại và “đều có thể lênh đênh trên mặt nước suốt ngày.”



Ông Hứa Hoàng Cương, không bơi, nhưng vẫn nổi trên mặt nước, hiện tượng hiếm có vì thông thường,
khi xuống nước người ta sẽ chìm nếu không bơi. (Hình: VNExpress.net)

Ai xuống sông mà không biết bơi đều chìm nghỉm. Chuyện chết đuối xảy ra hàng ngày ở Việt Nam mà tin tức loại này không thiếu, nhất là các trường hợp thương tâm. Bởi vậy, khi có người không bơi mà vẫn nổi trên mặt nước thì tin tức lan truyền nhanh chóng.

Theo nguồn tin, dù nhà ông Cương ở vùng ven biển, giao thông cách trở nhưng sau khi hay tin mỗi ngày có hàng trăm người tìm đến nài nỉ ông “biểu diễn” cho mọi người cùng xem. “Lúc ông nằm ngửa bất động, hai chân, hai tay duỗi thẳng trôi trên mặt nước, khi lại đưa hai tay, hai chân lên cao; lúc lại gối hai tay lên đầu, chấp hai tay lên bụng... nhưng vẫn không bị chìm. Vốn là dân ca cổ khá ‘nổi tiếng’ ở xứ rừng đước, rừng mắm Ðầm Dơi nên có buổi ‘biểu diễn’ ông Cương còn được đề nghị ca hàng loạt bài vọng cổ vang vọng... dưới sông, được ‘khán giả’ đứng xem 2 bên bờ sông hưởng ứng tích cực.”

Theo VNExpress, chiều ngày 17 tháng 5, 2010, khi hay tin ông Cương lên thăm người anh ruột ngụ ở phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, nhiều người lại tìm đến và đề nghị ông Cương “biểu diễn.” Tại Khu du lịch Hồ Nam (phường 1, thị xã Bạc Liêu) rộng lớn hàng chục ha, khi ông Cương “biểu diễn,” nhiều người cổ vũ, reo hò làm vang dậy cả khu vực.

“Khả năng ‘đặt biệt’ khiến ông Cương cũng mất ăn, ngủ vì... ‘nổi tiếng.’ Theo lời người đàn ông này, không ngày nào ông được nghỉ ngơi. Không chỉ có người địa phương, mà đi đến đâu ông cũng bị ‘khán giả’ nài nỉ biểu diễn. Không cầm lòng, thế là ông Cương cứ nổi lềnh đềnh trên sông nước suốt ngày này sang ngày khác bất kẻ nắng mưa,” VNExpress nói.

Ông Hứa Ngọc Kiến, anh ruột của ông Cương, cho biết, từ khi phát hiện điều kỳ lạ của người em, chuông điện thoại trong gia đình reo vang suốt ngày. “Ðôi lúc cũng hơi bị làm phiền, những bù lại thì những câu hỏi đầy ngưỡng mộ của mọi người gần xa, mong muốn được một lần đến xem người em lạ của mình, nên cũng vui,” ông Kiến nói.

Cũng theo lời người anh này, ông Cương là người em trai thứ 6 trong gia đình có 7 anh em. Từ bé đến lớn, ông Cương phát triển bình thường như bao người khác trong gia đình nhưng ông dáng to hơn, cao 1m72, nặng hơn 70kg. Hiện ông Cương sống cùng vợ và 2 con.

Ngoài ông Cương, trước đây còn có cụ Trần Thị Ðang (82 tuổi, ở ấp An Thuận, xã Phú Ðức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và em Trần Thịnh Tiến (6 tuổi, ấp Ga, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cũng nổi được trên mặt nước. Họ có thể đưa tay, chân lên cao, gội đầu, cầm dù để che nắng, theo VNExpess.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113161&z=2

Sunday, February 21, 2010

XEM NHIE^.T DO^. VA` GIO*` QUO^'C TE^'

XEM NHIE^.T DO^. VA` GIO*` QUO^'C TE^'

ttp://www.jabo-net.com/heure.html

Wednesday, February 17, 2010

Xác chết 41 năm vẫn như người đang ngủ

Xác chết 41 năm vẫn như người đang ngủ - Thứ Hai, 14/12/2009 17:10

Thời gian gần đây, dư luận không những trong nước, mà cả thế giới đều rất quan tâm đến ông Lê Vân – người nhiều năm ôm hài cốt vợ ngủ.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ở An Giang cũng có một câu chuyện gần tương tự. Một người đã giữ xác anh trai của mình suốt 41 năm trời trong nhà để thờ cúng, tưởng nhớ, chứ nhất định không đem chôn.

Câu chuyện quanh xác chết này có rất nhiều tình tiết ly kỳ, vô cùng khó tin. Nhân chuyện ông Lê Vân ở Quảng Nam, tôi xin kể lại câu chuyện mà mình đã từng mắt thấy, tai nghe, tay sờ… về một người 41 năm canh xác em trai trong nhà.

Mấy năm trước, khi tôi và nhà báo Văn Đức (Báo Công an Nhân dân thường trú ở Cần Thơ) lang thang ở cửa khẩu Khánh Bình (An Phú, An Giang) để tìm đường sang Campuchia, đã vô tình nghe được câu chuyện kinh dị về một xác chết được đặt trong ngôi nhà cổ mấy chục năm không phân hủy. Câu chuyện này được kể ra từ đám người chuyên sang Campuchia cá độ chọi gà.

Câu chuyện quá lạ lùng, kinh dị khiến chúng tôi bỏ cuộc sang nước bạn Campuchia để đi tìm căn nhà đó.
Thông tin nắm được chỉ là ở huyện Phú Tân, còn xã nào, ấp nào, thì người cung cấp thông tin không nhớ.
Ngó trên bản đồ, thấy huyện Phú Tân rộng tới hơn 314km2, gồm 2 thị trấn và 16 xã, chúng tôi chợt nản, vì không biết bắt đầu tìm từ đâu.

Ghé qua các cơ quan hành chính của huyện hỏi, ai cũng ngạc nhiên và không tin trên đời (chưa nói huyện mình) lại có một chuyện kinh dị, kỳ lạ đến thế.

Chẳng còn cách nào khác là đến từng xã để hỏi. Cuộc tìm kiếm xác chết mấy chục năm không phân hủy trong câu chuyện tào lao của đám cá độ chọi gà chẳng khác nào người đi câu vác cần ra biển mong gặp được cá lớn.
Sau hai ngày ròng rã dò hỏi, đi hết mấy trăm km đường đất đỏ bụi mù, xuyên qua không biết bao nhiêu làng ấp, chúng tôi cũng nắm được một thông tin mong manh của anh lái đò trên sông Tiền: “Tôi cũng có nghe chuyện này, nhưng chưa tận mắt. Hình như ở xã Phú Thạnh”.

Tiếp tục vòng vèo hết 30km đường đất, chúng tôi mới tìm được xã Phú Thạnh, nằm bên sông Tiền Giang. Ở đây, ai cũng biết chuyện về xác chết kỳ lạ này. Xác chết được cất giữ trong một ngôi nhà cổ ở ấp Phú Lộc.

Hỏi nhà ông Đinh Trí, ai cũng biết rất rõ. Ông Trí không nổi tiếng vì giàu có, chơi sang, mà nổi tiếng vì ông sở hữu một ngôi nhà cổ tuyệt đẹp do tổ tiên để lại, và đặc biệt, trong ngôi nhà cổ đó, có xác người anh trai của ông đã chết cách nay 41 năm.

Ngôi nhà được làm toàn bằng gỗ quý đã lên màu đen bóng, rộng tới hơn trăm mét vuông, tọa lạc giữa vùng sông nước. Theo người dân quanh vùng, ngôi nhà này đã có ngót 130 năm tuổi. Phải là một phú gia thời phong kiến mới được ở trong một ngôi nhà lớn như thế. Ngôi nhà này hiện tại do ông Đinh Trí cai quản.

Chúng tôi bước vào nhà, gia chủ là ông Trí tiếp đón không mặn mà lắm. Đó là thái độ của một người suốt ngày phải tiếp những kẻ tò mò, rất mất thời gian mà không mang lại lợi ích gì.

Khi chúng tôi giới thiệu là nhà báo, ông lại càng lạnh nhạt hơn. Ông Trí kêu khổ: “Mấy chục năm nay, tôi toàn phải đóng cửa ra đồng làm việc, hoặc trốn qua hàng xóm chơi, chứ ở nhà thì chỉ mất thời gian tiếp khách. Khó chịu nhất là những người mê vé số, đề đóm, cờ bạc. Họ van nài xin tôi mở cửa phòng cho vào thắp nhang khấn vái anh tôi để xin trúng số, thắng cờ bạc. Lại có người đến ngồi bên quan tài anh tôi khóc lóc, gọi anh tôi là Thánh, rồi nhờ Thánh hại chết người đàn bà cướp chồng của chị ta. Người ta đem đủ chuyện hỷ nộ ái ố đến "hành" anh tôi khiến tôi rất đau lòng…”.

Sau ngót giờ đồng hồ ngồi nghe ông Trí kể khổ, giường như đã trút được nỗi lòng, người đàn ông đậm chất Nam Bộ này bỗng cởi lòng hơn. Ông mong muốn tôi chuyển lời ông đến các nhà khoa học đầu ngành ngoài Hà Nội hãy vào An Giang một chuyến để nghiên cứu, tìm hiểu và lý giải giúp gia đình, dòng họ ông vì sao xác anh trai ông lại không phân hủy được dù đã chết tới mấy chục năm rồi.

Ông Trí dẫn chúng tôi vào gian trong ngôi nhà cổ, trèo lên gác xép. Theo lời ông Trí, từ ngày anh trai ông mất, cha ông đã biến chỗ ngủ của anh em ông thành gian thờ và nơi để xác anh trai ông. Ban thờ cổ bằng gỗ có khắc chữ Hán được bài trí khá giản dị với một bát nhang. Phía trên ban thờ treo ảnh Bồ Tát.

Ngay dưới nền gác xép là một chiếc áo quan kê trên hai chiếc ghế băng. Áo quan được làm bằng gỗ tốt, chưa hề mối mọt, quét sơn ta nên trông còn rất mới. Mặt trên áo quan ốp kính trong suốt. Tôi tiến lại gần, chợt rùng mình khi thấy một xác người nằm bất động bên trong, thanh thản như đang ngủ…

Sau phút rùng mình sợ hãi theo phản xạ tự nhiên, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy xác chết đã mấy chục năm mà vẫn còn nguyên vẹn các bộ phận, từ tai, mũi, miệng…

Xác chết mấy chục năm không phân hủy được đặt trong chiếc quan tài sơn đỏ cất giữ trên gác căn nhà cổ mà ông Đinh Trí đang ở là người anh ruột tài hoa nhưng xấu số của ông Trí, tên là Đinh Hạo.

Tôi và nhà báo Văn Đức thắp nén nhang trên bàn thờ rồi tiến lại phía quan tài đặt giữa nhà. Sau phút rùng mình sợ hãi theo phản xạ tự nhiên, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy xác chết đã mấy chục năm mà vẫn còn nguyên vẹn các bộ phận, từ tai, mũi, miệng…

Mặc dù xác ông Hạo đã khô quắt lại, nhưng làn da vẫn giữ được màu nguyên bản, đôi mắt khép hờ như người đang ngủ, rất thanh thản.

Đặc biệt là những ngón tay, ngón chân của ông Hạo vẫn còn nguyên vẹn, chỉ teo đi như người gầy, chứ không hề biến dạng. Riêng mái tóc thì vẫn giữ được màu đen bóng, không có khác gì với mái tóc của một người đang sống. Điều này thực sự kỳ lạ, khi mà người đàn ông nằm trong quan tài này đã từ giã cõi đời cách nay đến 41 năm.

Sau một thời gian quan sát kỹ lưỡng xác ông Hạo, chúng tôi và ông Đinh Trí ngồi ngay cạnh quan tài, dưới chân bàn thờ trò chuyện.

Cha ông Trí là cụ Đinh Bửu. Cụ Bửu là con một phú gia miệt vườn, nhưng cụ lại ham học hành, rồi thành nhà nho, thích cảnh sống thanh bình nên làm nghề dạy học.

Vợ chồng cụ Bửu sinh được 4 người con, 2 trai và 2 gái. Ông Đinh Hạo là con thứ 3, sinh năm 1951, ông Trí là con út, sau ông Hạo và kém 2 tuổi.

Trong số 4 chị em, Hạo là người giống cha cả về hình thức, tính cách lẫn tài năng, do đó, được cha cưng chiều, dạy dỗ chu đáo. Tấm hình chụp chân dung cậu bé Hạo hồi nhỏ, với vầng trán cao, đôi mắt sáng rất khôi ngô, tuấn tú.
Cậu bé Hạo bộc lộ tài năng thơ phú từ khi còn rất nhỏ. Năm lên 6 tuổi, Hạo đã làm rất nhiều thơ tặng bàn bè, người thân, làng xóm. Mỗi khi các thầy đồ trà nước đàm đạo ở nhà ông Bửu, ông Bửu lại vời con đến đọc thơ cho các nhà nho nghe.

Nhiều người nghe xong, tỏ ý nghi ngờ, không tin đó là những bài thơ do một cậu bé để tóc ba chỏm sáng tác. Những bài thơ Hạo sáng tác đều có ý tứ, vần điệu và đúng niêm luật. Ông Bửu rất tự hào về cậu con trai và trông mong một ngày Hạo thành nhân tài.

Nỗi đau chợt ập xuống ngôi nhà cổ kính rêu phong của ông thầy đồ Đinh Bửu, khi người con trai yêu quý của ông mắc phải một căn bệnh rất lạ lùng. Năm ấy Hạo lên 10 tuổi, cơ thể cứ mỗi ngày lại gầy teo tóp vì có khi cả tuần không ăn, không ngủ được.

Có bệnh thì vái tứ phương, ông Bửu đưa con đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi chữa trị. Ông đưa con lên tận Sài Gòn, vào các bệnh viện hiện đại nhất để khám bệnh, song các bác sĩ Tây phương đều lắc đầu vì không chuẩn đoán được cậu bé Hạo mắc bệnh gì. Các bác sĩ Trung Quốc sau khi bắt mạch, cũng thở dài vì chưa gặp căn bệnh lạ này bao giờ.

Năm 14 tuổi, dù đôi mắt Hạo vẫn đen nháy như những cậu bé khác, song lại không nhìn thấy gì. Mọi thứ trước mắt cứ mờ dần, rồi bỗng dưng tối om.
Đau buồn vì bệnh tật con trai vô phương cứu chữa, ông Bửu nghe lời thầy cúng, nên đỉnh núi Sam ở vùng Châu Đốc, quỳ lạy mấy ngày cầu xin ông Trời cho con trai được sống.

Nhưng ông Trời cũng không giúp được gì. Bệnh của Hạo mỗi ngày lại nặng thêm, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Cha mẹ nhìn cậu con trai đẹp như thiên thần ngày nào, giờ như người có xác không hồn mà lòng đau quặn thắt. Ông Trí vẫn nhớ như in hình ảnh cha mẹ ông đêm đêm ngồi khóc dưới ánh trăng buồn.

Vào ngày 19/12/1968 âm lịch, ông Hạo trút hơi thở cuối cùng. Ông Trí kể: “Trước khi mất, anh tôi còn mỉm cười với mọi người và động viên mọi người không nên quá đau buồn. Anh tôi nhắm mắt rồi đi rất thanh thản”.

Ông Hạo ra đi sau 7 năm mắc bệnh lạ, khi mới 17 tuổi. Tổ chức tang lễ xong, gia đình an táng ông Hạo ở mảnh ruộng ngay chái nhà.

Chuyện kỳ lạ về xác chết biết uống nước

Mang câu chuyện bí ẩn về xác chết 41 năm không phân hủy của ông Đinh Hạo đến gặp nhà nhân chủng học, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, ông Cường cho biết, ông chưa từng nghe có một xác chết kỳ lạ như thế.

Theo ông Cường, ở nước ta, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, có mấy hình thức táng gồm địa táng, hỏa táng, táng treo, dã táng, lộ thiên táng và thiền táng. Còn hiện tượng như ông Hạo mà tôi kể thì PGS Nguyễn Lân Cường cũng không rõ kiểu táng gì. Để có được câu trả lời về xác khô kỳ lạ của ông Hạo, thì các nhà khoa học phải vào tận nơi, tiến hành các phương pháp nghiên cứu.

Có thể nói, hiện tượng xác chết 41 năm không phân hủy ở An Giang là một hiện tượng kỳ lạ không những đối với nước ta mà còn với cả thế giới. Đây có lẽ là một thông tin hấp dẫn đối với các nhà khoa học đam mê khám phá những hiện tượng kỳ lạ của cuộc sống.

Ngoài ra, Đoàn bác sỹ 5 người của chế độ Sài Gòn, trong đó, có một bác sỹ chuyên khoa đầu ngành khám nghiệm tử thi của Mỹ đã không đưa ra được kết quả gì khi nghiên cứu xác ông Hạo.

4 tháng sau, lại có một đoàn bác sỹ khác, hầu hết là các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia nước ngoài đến tiếp tục nghiên cứu xác ông Hạo.

Các nhà nghiên cứu đã thử dùng kim chích vào đầu ngón tay ông Hạo và thấy máu tươi vẫn chảy ra. Điều này khiến họ rất ngạc nhiên và khẳng định chưa bao giờ gặp một xác chết kỳ lạ đến vậy.

Thế nhưng, cũng như lần trước, các nhà khoa học vẫn không đưa ra được lời giải đáp. Họ chỉ có thể đặt tên cho hiện tượng này bằng hai từ “xác rũ”, có nghĩa là chết khô từ từ. Cũng từ đó, người dân quanh ấp gọi xác ông Hạo là “xác rũ”. Đó cũng là lần nghiên cứu cuối cùng của các nhà khoa học. Sau đó, chiến tranh loạn lạc, nên không thấy có nhà khoa học nào về nghiên cứu xác ông Hạo nữa.

Theo lời ông Trí, việc quật xác anh trai ông được tiến hành vào những ngày trời nóng nực khủng khiếp, lạ lùng là xác ông Hạo không hề có mùi tanh hôi, ruồi muỗi không bu vào. Suốt cả tháng trời để xác trong nhà, song xác ông Hạo vẫn mềm mại, trông như người đang ngủ.

Nghe lời một người trong ấp, ông Bửu pha một ly café thật đặc, rồi đổ vào miệng, thấy trôi hết vào bụng.

Người anh họ của ông Hạo đã thử xem phản ứng của xác chết với nước thế nào bằng cách múc mấy ca nước đổ vào miệng. Tuy nhiên, đổ mấy lít liền, nước vẫn mất hút. Ấn vào bụng ông Hạo, thấy nước bùng nhùng đầy bụng. Thế nhưng, lượng nước đó không tiết ra ngoài, không làm hư xác. Vài ngày sau, lượng nước trong bụng cũng bốc hơi hết.

Thương con quá, ông Bửu đi khắp nơi mời thầy thuốc đến xem xét xác con để tìm cách làm ông Hạo sống dậy. Thế nhưng, các thầy đều lắc đầu chào thua.

Không cứu được con, nhưng mong ngày nào cũng được nhìn thấy con, ông Bửu đã thuê người đóng một chiếc áo quan bằng gỗ tốt, rồi đặt xác con vào. Mặt trên quan tài dán một tấm kính dày, chắc chắn để mọi người đều nhìn thấy ông Hạo.

Bên hông chiếc áo quan, ông Bửu đục mấy lỗ để không khí lưu thông, với mong muốn, nhỡ ra ông Hạo sống dậy thì có không khí mà thở!

Xác chết kỳ lạ này vẫn chưa có lời giải.

Ngày nào cũng như ngày nào, từ sáng sớm, ông Bửu đã dậy lau chùi chiếc áo quan, thắp nhang cho căn phòng chứa xác con trai ấm cúng.

Năm 1994, ông Bửu qua đời vì tuổi cao sức yếu. Trước khi nhắm mắt, ông giao nhiệm vụ cai quản ngôi nhà cổ quý giá cho ông Trí và giao luôn nhiệm vụ chăm sóc “xác rũ” người anh trai.

Thời gian ông Hạo chết đã trải qua mấy chục năm. Xác chết mất dần lượng nước nên khô đét lại.
Ông Trí khẳng định: “Tôi và gia đình tôi không hề dùng bất cứ loại thuốc ướp xác nào. Mấy chục năm trước anh tôi chết thế nào, thì giờ vẫn vậy, không có ai đụng vào”.

Nhìn xác chết của ông Hạo, tôi chợt liên tưởng đến những xác ướp thời Ai Cập cổ đại vẫn tồn tại đến ngày nay, dù đã trải qua thời gian hàng ngàn năm.

Tuy nhiên, để ướp được xác, họ phải lấy óc và lục phủ ngũ tạng, rồi dùng rất nhiều loại hóa chất, hương liệu có tác dụng tiệt trùng mới bảo quản được xác lâu dài.

Với các vị thiền sư có những khả năng bí truyền như thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường (chùa Đậu), thiền sư Chuyết Chuyết (chùa Phật Tích) và thiền sư Như Trí (chùa Tiêu Sơn) tồn tại xá lị từ vài trăm năm nay, dù còn nhiều bí ẩn, song cũng có thể lý giải một phần do rèn luyện thân thể theo các phương pháp của Phật giáo. Thế nhưng, hiện tượng “xác rũ” của ông Hạo thì cực kỳ khó lý giải, vì ông Hạo không hề được ướp xác theo bất cứ phương pháp khoa học hay tu thiền nào.

VTC

http://congannghean.vn/Xac_chet_41_nam_khong_phan_huy__Chua_tung_gap-details.aspx

http://www.tinparis.net/vn_index.html

Wednesday, January 13, 2010

Bắt được cá lóc nặng 8.5kg ở Kiên Giang


Bắt được cá lóc nặng 8.5kg ở Kiên Giang
Tuesday, January 12, 2010 Bookmark and Share
medium_VN-CaLoc.jpg

Con cá lóc suối nặng 8.5kg bắt được ở Hòn Tre. (Hình: Vietnam Plus)

KIÊN GIANG - Một người dân ở xã Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, vừa bắt được con cá lóc suối nặng 8.5kg, dài 0.8m, hình dáng rất giống với cá lóc đồng. Tuy nhiên, theo “Vietnam Plus” do phải sống ở các con suối có nhiều đá ngầm, hang hốc nên cá phát triển không bình thường, đầu to, có nhiều chỗ bị lõm, lưng gù và phần đuôi kém phát triển.

Hiện con cá này đang còn sống và được người dân đưa về nuôi dưỡng tại Dinh Cậu - Hòn Tre để phục vụ khách tham quan.

Vẫn theo Vietnam Plus, cách đây vài tháng, cũng ở xã đảo Hòn Tre, người dân đã bắt được một con cá lóc suối có chiều dài gần 1m, nặng khoảng 12kg.

Theo người dân địa phương, những con cá lóc suối này có tuổi thọ khá lâu, ít nhất cũng từ 15-20 năm, có chung đặc điểm là hình dáng kỳ lạ so với những con cá cùng loài đang sinh sống ở vùng sông nước thuộc khu vực đồng bằng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106787&z=157

Saturday, November 28, 2009

Đào được kho tàng trị giá $5.4 triệu ở Anh


Đào được kho tàng trị giá $5.4 triệu ở Anh
Thursday, November 26, 2009 Bookmark and Share
Hoard_1.jpg

Hoard.jpg

LONDON (AP) – Viện Bảo tàng Anh quốc hôm Thứ Năm định giá số cổ vật đào được ở Staffordshire miền trung nước Anh là 3.285 triệu bảng (US $4.4 triệu). Đây là kho tàng lớn nhất tìm thấy ở Anh từ trước đến nay.

Ông Terry Herbert (hình bên), ở Burntwood, Staffordshire, cựu công nhân đóng quan tài, từ 18 năm là chuyên gia tài tử về truy tầm đồ kim khí thuộc hội tìm kiếm cổ vật, đã đào được kho tàng này trong thửa đất của một người bạn.

Tất cả tìm thấy 1,500 đơn vị cổ vật, phần lớn là những món trang trí cho gươm hay mũ sắt, bằng vàng, bạc và đồ sứ. Tổng cộng có khoảng 5 kg vàng và 2.5 kg bạc.

Khám phá này thu hút sự quan tâm đặc biệt của các sử gia và nhà khảo cổ. Theo dự đoán kho tàng này đã được chôn dấu khoảng 1,300 năm, giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Vào thời đại ấy nước Anh chưa thành một vương quốc thống nhất, dân Anglo-Saxons có nhiều vị vua và lãnh chúa. Chưa rõ những cổ vật tìm thấy là của ông vua hay lãnh chúa nào.

Theo luật ở Anh, những cổ vật đã được cất dấu trên 300 năm thuộc về hoàng gia. Người tìm thấy phải báo cáo trong vòng 2 tuần lễ, nếu không có thể bị tù tới 3 tháng và trả tiền phạt vạ. Các viện bảo tàng được ưu tiên mua lại tính theo thời giá, nếu không chủ đất hay người tìm thấy được quyền giữ những món đồ này.

Hiện nay có hai bảo tàng viện đã dự tính mua kho tàng này vì là những cổ vật rất có giá trị lịch sử. Ông Herbert và người chủ đất sẽ chia đôi số tiền bán. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=104736&z=75